Câu chuyện về ngôi nhà thờ xây dựng trên nền giá trị Đường lâm đưa tín ngưỡng tôn giáo của giáo họ Mông phụ trở thành nét đẹp cổ còn lưu giữ lại.
Từ thanh tre mái nứa đến gỗ quý chạm trổ tinh tế, từ hàng rào râm bụt đến tường nhà đá ong, lịch sử các ngôi nhà cổ làm nên giá trị lịch sử .Con đường hẹp dẫn vào nhà thờ với nhiều ngã rẽ đến khó tìm, nhà thờ ở giáo họ Mông Phụ nổi bật giữa hàng trăm mái nhà cổ từ trên cao nhìn xuống. Giáo họ được thành lập vào năm 1912 với 60 hộ giáo dân, lúc đầu sinh hoạt còn khó khăn, nhà thờ còn cũ nát. Năm 1954 thánh đường đang khởi công xây dựng thì thời thế đổi thay nhiều giáo dân di cư vào miền Nam bôn ba, lúc này giáo họ chỉ còn 7 hộ dân.
Nhờ thờ giáo họ Mông Phụ được khởi công vào năm 1954
Đất nước giải phóng, người dân yêu đạo yêu nhà thờ gọp nhặt đồng tiền cộng thêm nguồn từ hải ngoại tiếp tục trùng tu ngôi thánh đường, lúc này giáo họ đã lên 38 hộ. Bởi đâu những thăng trầm của quá khứ đã đưa giáo họ qua những khó khăn này đến thử thách khác mà vẫn giữ được một nét tín ngưỡng đẹp đi liền nét cổ của Đường Lâm.
Ngôi nhà thờ mới hơn so với những ngôi nhà cổ thuần Việt, nét đạo chưa thể sánh với nét cổ đi cùng năm tháng của Đường Lâm nhưng khi nói về lịch sử công giáo ở Việt Nam thì Mông Phụ quả thực đáng được khen ngợi. Có thể chính do cái cổ của Đường Lâm đã làm nên cái cổ của họ đạo này.
Ngôi nhà được dùng làm trường học giáo lý do ông bà Đỗ Văn Ngọ công đức
Gắn bó với công việc của họ đạo suốt 20 năm ông Phan Thanh Xuyên tâm sự: “Đạo thuần phong mỹ tục lắm. Họ đạo tự quản được mọi thứ vì ở đây người ta không ai cành cạch với nhau điều gì. Quyền tín ngưỡng tự do mỗi người , mỗi gia đình. Cả cái xã này chỉ có mỗi làng này có nhà thờ, tối đến thứ 4 và thứ 7 Cha lại tới làm lễ.” Nhà thờ không được chạm khắc kì công tinh xảo, họ đạo không quá đông dân, sinh hoạt tôn giáo không khoa trương rầm rộ nhưng giữa làng Mông Phụ vẫn hiện hữu một niềm tin tôn giáo vững mạnh.
Kiến trúc trong nhà thờ khá mới và hiện đại.
12h chuông nhà thờ điểm, cổng nhà thờ mới được mở, mọi người trong giáo họ lại tới đọc kinh cầu nguyện. Vào các ngày lễ cuối tuần con cháu trên Hà Nội cũng tìm về, người dân đi đông đủ, khách du lịch cũng đến, thánh lễ tổ chức trang nghiêm mang đặc trưng của vẻ đẹp tôn giáo. Tới Đường Lâm khi thăm quan làng Mông Phụ đi qua bao nhà cổ, thưởng thức hương vị ẩm thực người Việt xưa và dìu dắt du khách ghé thăm nhà thờ Mông Phụ để biết rằng gắn liền với nơi đây có một nét đạo.
Người dân bắt đầu giờ kinh trưa
Cùng với nhiều ngôi nhà cổ ở Đường Lâm Nhà thờ giáo họ Mông Phụ thu hút nhiều khách du lịch tới thăm quan và cầu nguyện. Khi tiếng chuông nhà thờ vang người ta lại thấy riêng một nét đạo giữa ngôi làng Việt xưa.