Thủ đô Hà Nội là nơi có nhiều di tích thành cổ nhất nước ta, ngoài hai di tích thành cổ là Hoàng thành Thăng Long và Thành Cổ Loa nổi tiếng, còn có thành cổ Sơn Tây với lối kiến trúc độc đáo và cổ kính.
Cách thủ đô Hà Nội 45km về phía tây, nằm ở vùng ngoại ô, Thành cổ Sơn Tây thuộc địa phận của cả hai làng cổ là Thuận Nghệ và Mai Trai thuộc thị xã Sơn Tây. Với lối kiến trúc độc đáo, được xây dựng từ đá ong có một không hai ở Việt Nam, Thành cổ Sơn Tây đã được vua Minh Mạng xây dựng và là một trong những khu căn cứ quân sự quan trọng, bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa.
Thành cổ Sơn Tây ngày nay - Ảnh: Sưu tầm
Cột cờ (vọng lâu) trong thành cổ tháng 4 năm 1884 - Ảnh: Sưu tầm
Cột cờ, Đoan môn và lư hương ngày nay - Ảnh: Sưu tầm
Thành được xây theo cấu trúc hình tứ giác, mỗi bên dài khoảng 40m, tường thành cao khoảng 5m, rộng 4m được xây chủ yếu bằng đá ong xếp chồng lên nhau. Bốn hướng Nam, Bắc, Đông, Tây đều có một cổng để ra vào có tên lần lượt là Tiền, Hậu, Tả, Hữu ứng với bốn phía.
Cửa Tiền là cổng phía Nam của thành, nằm ở đầu phố Quang Trung ngày nay - Ảnh: Sưu tầm
Cửa Hậu là cửa phía Bắc lệch Đông hướng ra sông Hồng - Ảnh: Sưu tầm
Cửa Tả là cổng thành phía Đông lệch nam nhìn ra chợ Nghệ - Ảnh: Sưu tầm
Cửa Hữu là cửa phía Tây lệch bắc - Ảnh: Sưu tầm
Trên mỗi cổng thành đều xây dựng lầu canh gác hay còn gọi là vọng lâu, hai bên vọng lâu có bậc thang dẫn lên lầu canh. Trước mỗi cổng đều có hai khẩu súng thần công dùng để bảo vệ thành. Hiện nay chỉ còn hai khẩu thần công nằm ở cổng phía Bắc thành.
Cầu cửa Bắc ngày nay - Ảnh: Che Trung Hieu
Cửa Bắc thành cổ Sơn Tây với hai khẩu súng thân công còn sót lại - Ảnh: Che Trung Hieu
Vọng lâu trước cổng thành có bậc thang đi lên - Ảnh: Nghia Nguyen Huu
Cũng như phần nhiều các thành trì khác, xung quanh thành cổ Sơn Tây đều có kênh hào bao quanh để bảo vệ thành. Hào sâu khoảng 3m, rộng khoảng 20m và tính toàn thể chu vi khoảng 2km. Hào được nối liền với sông Tích ở phía Tây Nam của thành. Ngoài ra ở phía ngoại thành còn có La thành đắp bằng đất theo bốn hướng để bảo vệ thành.
Hào nước yên ả bao quanh thành cổ - Ảnh: vietnamarchitecture
Các công trình chủ yếu của thành đều xây dựng theo trục chính là hướng Nam – Bắc theo hai cửa trước – sau, bao gồm các di tích như cột cờ, vọng cung, Đoan môn, hành dinh Kính Thiên, Võ miếu.
Cột cờ thành cổ uy nghi sừng sững trong nắng gió - Ảnh: Duc Thang
Cổng tam quan thành (Đoan môn) - Ảnh: Duc Thang
0 Comments
Đăng nhận xét